Trong nhiều năm trở lại đây, nghề bartender đã trở thành một nghề khá quen thuộc với nhiều người đặc biệt là thu hút số lượng lớn các bạn trẻ Việt Nam theo đuổi. Vậy nghề bartender là gì mà hấp dẫn như vậy, những kỹ năng quan trọng nào cần có của nghề và làm sao để trở thành một bartender chuyên nghiệp sẽ được chúng tôi thông tin qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa về nghề bartender
Nghề bartender là gì?
Bartender trong tiếng Việt được hiểu là người pha chế các loại thức uống có cồn như Cocktail, Mocktail. Đây là người có hiểu biết về việc lựa chọn, phân loại, bảo quản, sơ chế các nguyên liệu tươi như trái cây, thảo mộc và có kỹ năng tung hứng bình shaker – skill đặc trưng của một bartender thực thụ và quan trọng là có kỹ năng biểu diễn pha chế (Flair Bartending và Showmanship).
một bartender thường làm việc tại nhà hàng – khách sạn, các quầy bar, club, pub… bên cạnh công việc thuộc về chuyên môn thì một bartender cần có thêm nhiều kỹ năng như: hiểu tâm lý khách hàng, trò chuyện được với khách hàng để tư vấn và đáp ứng nhu cầu thưởng thức thức uống phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Vì sao nghề bartender thu hút nhiều người theo đuổi?
Bartender hiện nay là nghề thu hút nhiều người lựa chọn theo đuổi vì những lý do cơ bản sau:
- Môi trường làm việc cho một bartender thường khá nhộn nhịp, sôi động và thoải mái, không có cảm giác gò bó, áp lực thường thấy như người làm công việc văn phòng.
- Bartender không chỉ đơn thuần là công việc pha chế thức uống mà họ còn là những nghệ sĩ đích thực qua phong cách trang trí mà họ tạo ra trên tác phẩm của mình hay những màn biểu diễn thao tác pha chế chính xác và điêu luyện. Bằng chứng là ngày càng có nhiều cuộc thi lớn cho các bartender trên toàn thế giới.
- Nghề bartender không phân biệt giới tính, ai có đam mê đều có thể theo đuổi
- Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng bartender từ các nhà hàng, quán bar, khách sạn là rất lớn nên mức lương khá hấp dẫn tùy thuộc vào năng lực cá nhân, kinh nghiệm pha chế, địa điểm và quy mô nơi làm việc.
Những kỹ năng quan trọng của nghề bartender
Trí nhớ tốt
Bartender cần phải có trí nhớ ngắn hạn tốt để ghi nhớ và theo dõi đơn đặt hàng của mỗi khách hàng. Còn trí nhớ dài hạn tốt sẽ giúp bartender nhớ tên các khách hàng quen và đồ uống yêu thích của họ. Điều này sẽ giúp khách hàng đánh giá cao một nhân viên pha chế biết lắng nghe. Ngoài ra trí nhớ dài hạn tốt giúp cho bartender ghi nhớ các loại bia có sẵn trên vòi hoặc trong chai và các công thức đồ uống hỗn hợp phức tạp.
Kỹ năng giao tiếp và tổ chức công việc
Một bartender như đã đề cập ở trên cần có kỹ năng giao tiếp với khách hàng, biết lắng nghe để không nhầm lẫn order của khách. Một nhân viên bartender sẽ thường bắt đầu trò chuyện một chút với khách hàng để tạo không khí thân thiện, lắng nghe những gì khách hàng cần để tạo ra thức uống thích hợp cho họ.
Bartender phải có tố chất sắp xếp và tổ chức công việc để luôn theo dõi chặt chẽ xem ai đã gọi món gì, ai trả tiền và ai vẫn đang chờ đồ uống. Kỹ năng này sẽ giúp một bartender có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ này trong cùng một khoảng thời gian.
Kỹ năng tổ chức công việc giúp cho một bartender luôn giữ cho khu vực làm việc của mình sạch sẽ, gây ấn tượng tốt với khách hàng; đảm bảo rằng quầy bar luôn được dự trữ và bổ sung các mặt hàng: chai rượu, nước đá, trái cây…
Tính cách thân thiện và bình tĩnh
Một bartender chuyên nghiệp phải luôn chào khách hàng bằng một nụ cười, thân thiện với mọi khách hàng dù là đối với những khách hàng cực kỳ khó chịu. Bartender cần có kỹ năng đọc vị khách hàng để biết khách hàng đang cần trò chuyện hay chỉ đơn giản là gọi đồ uống.
Bartender có thể phải phục vụ hàng chục khách hàng cùng một lúc nên một nhân viên pha chế giỏi cần phải biết cách giữ bình tĩnh để thể hiện được tất cả khả năng của mình dưới áp lực căng thẳng cỡ nào đi chăng nữa.
Làm sao để trở thành một bartender chuyên nghiệp?
Tìm hiểu về nghề và thuật ngữ liên quan
Muốn khởi đầu nghề bartender, bạn cần tìm hiểu kỹ về nghề bartender là gì, tìm kiếm công thức của các loại cocktail phổ biến và ghi nhớ chúng. Một bartender chuyên nghiệp cần tìm hiểu các thuật ngữ thông dụng trong nghề trước khi tham gia đào tạo hay các khóa học. Hay đi chơi ở một số nơi chuyên pha chế đồ uống để có thể gọi thức uống và quan sát những bartender khi họ đang làm việc.
Trở thành một nhân viên phụ bar
Bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhân viên phụ quầy bar để nâng cao khả năng và sự cọ sát thực tế. Một khi bạn đã tìm được một công việc phụ bar hãy nỗ lực hết mình, làm việc một cách nghiêm túc. Vị trí này có thể được xem như là một trạm trung chuyển để lên vị trí pha chế.
Khi làm việc hãy tỏ ra thân thiện và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với các bartender chuyên nghiệp để nhận được sự giúp đỡ và những kiến thức trong nghề của họ.
Học hỏi và thực hành nhiều hơn với nghề
Bạn nên bắt đầu bày tỏ về mong muốn được thực hành nhiều hơn với các bartender mà bạn đang làm việc cùng. Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn đã có một mối quan hệ tốt với các bartender, họ sẽ sẵn sàng chỉ dạy cho bạn những điều cơ bản trong giờ nghỉ.
Một khi đã học được những điều cơ bản từ đồng nghiệp, bạn nên đầu tư một số công cụ pha chế cho riêng mình và bắt đầu tự thực hành sau đó xin ý kiến thẳng thắn từ gia đình, bạn bè. Những phản hồi này không chỉ giúp bạn điều chỉnh kỹ thuật mà còn có thể giúp bạn tăng khả năng chịu đựng với những khách hàng khó chịu nhất.
Như vậy Vua Whisky đã làm rõ định nghĩa nghề bartender là gì cũng những phẩm chất cần có của nghề, hãy tự tin và sống hết mình với đam mê của mình bạn nhé.
Tham khảo bài viết: Phân biệt những thông tin cơ bản về nghề barista và bartender